Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi của Viện Dinh Dưỡng
Bé 8 tháng tuổi sẽ bước vào một giai đoạn ăn dặm khác so với trước đó và để giúp bé bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện. Mẹ hãy tham khảo ngay thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi của Viện Dinh Dưỡng phía dưới nhé.
Sự phát triển của bé 8 tháng tuổi như thế nào?
Vào thời điểm bé được 8 tháng tuổi, bé không chỉ nhận thức được mà còn bước vào một thế giới rộng lớn và muốn khám phá.
1. Kỹ năng vận động
Trẻ 8 tháng tuổi có nhiều khả năng mới, trẻ có thể đủ mạnh để đẩy tay bám lấy ghế và tự đứng lên. Hầu hết bé ở giai đoạn này đang bắt đầu bò tới những nơi bé muốn.
Ở độ tuổi này, bé bắt đầu tìm hiểu làm thế ào để kết hợp kỹ năng vận động với giác quan. Trẻ ở tuổi này có thể phát hiện ra đồ chơi trong phòng, xác định chúng có muốn đồ chơi đó hay không, từ từ bò đến chỗ đồ chơi, nhặt nó và thao tác với đồ chơi.
Trẻ cũng bắt đầu biết sử dụng ngón cái và ngón trỏ để cầm đồ vật. Trẻ có xu hướng sẽ đưa hầu hết các thứ nhặt được bỏ vào miệng, vì thế, các mẹ cần đặc biệt để mắt tới bé.
2. Giấc ngủ
Hầu hết các bé ngủ trung bình 13-14 tiếng/ngày. Ban ngày bé sẽ ngủ 2 giấc vào buổi sáng và buổi chiều trong khoảng 1 tiếng, nhưng có nhưng bé ngủ giấc ngắn khoảng 20 phút.
Bé lúc này sẽ khó đi ngủ và khó ngủ trưa hơn, tuy nhiên việc này sẽ không còn cho đến khi bé 2 tuổi. Mẹ đừng lo lắng quá nếu bé tỏ ra khó chịu khi mẹ cố rời khỏi phòng. Bé sẽ không khóc quá một vài phút. Hãy tạo cho bé thói quen và điều đó sẽ giúp điều chỉnh cho cả mẹ và bé
3. Khả năng ăn
Bé 8 tháng tuổi vẫn sẽ uống 680g đến 900g sữa hoặc sữa mẹ mỗi ngày. Bữa ăn mẹ cũng nên tăng thêm các loại thực phẩm bao gồm ngũ cốc, trái cây, rau quả, thịt xay. Một số trẻ ở độ tuổi này rất thích các loại thực phẩm trên bàn ăn, nên bé ít quan tâm đến việc uống sữa bình hay bú mẹ. Nhưng bé vẫn cần khoảng 450- 560g sữa mẹ hoặc sữa bột cho đến khi 1 tuổi.
Kỹ năng dùng ngón trỏ và ngón cái cùng với kỹ năng nhai đã phát triển, vậy nên mẹ có thể cân nhắc bổ sung thêm các loại thực phẩm ăn bằng tay vào bữa ăn cho bé.
4. Nhu cầu về dinh dưỡng
Bé 8 tháng tuổi mẹ vẫn cần duy trì việc cho con bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức nếu mẹ không đủ sữa. Ở giai đoạn này, bé bắt đầu mọc răng và muốn nhai, vì thế mẹ nên chuyển cho con sang ăn thô hơn. Mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ nhóm thực phẩm: đạm, tinh bột, chất béo, vitamin, khoáng chất trong bữa ăn hàng ngày của con. Đây là nhóm thực phẩm giúp phát triển cả về thể chất và trí não.
Mỗi ngày, con cần được cung cấp tối thiểu 500ml sữa cùng 3 bữa bột hoặc cháo rây. Ngoài các bữa ăn chính, mẹ có thể đan xen vào những bữa ăn phụ với các thực phẩm như sữa chua, váng sữa…
Mẹ nên chú ý bổ sung rau xanh, trái cây, thịt xay để cung cấp các chất cần thiết cho các hoạt động và sự phát triển của bé.
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi của viện dinh dưỡng
Sau khi đã tìm hiểu về sự phát triển của bé 8 tháng tuổi, về khả năng ăn và nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn ăn dặm này như thế nào. Giờ là thời điểm mẹ phải nghiên cứu và xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi đảm bảo dinh dưỡng và khoa học. Vậy, hãy cùng tham khảo 5 thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi của Viện Dinh Dưỡng phía dưới nhé.
1. Cháo thịt heo bí đao
Nguyên liệu:
- Cháo trắng
- Bí đao
- Thịt nạc heo
- Dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Thịt heo mẹ rửa sạch, băm nhuyễn.
Bước 2: Bí đao gọt vỏ, bỏ hạt, băm nhuyễn.
Bước 3: Cho cháo vào nồi nấu sôi, tiếp đến mẹ cho thịt heo băm vào, đảo đều. Chờ cháo sôi lại mẹ tiếp tục cho bí đao vào. Để cháo sôi 3-4 phút thì tắt bếp.
2. Cháo cá lóc cà rốt
Ngoài món cháo cá lóc cà rốt cho bé ăn dặm. Từ cá lóc mẹ có thể chế biến thành nhiều món cháo cá lóc cho bé 8 tháng ăn dặm thơm ngon, giàu dinh dưỡng lại giúp đa dạng thực đơn ăn dặm của bé.
Nguyên liệu:
- Cháo trắng
- Cà rốt
- Cá lóc tươi
- Dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Cá mẹ làm sạch rồi đem luộc với một vài lát gừng để khử tanh. Cá vừa chín tới mẹ vớt cá ra để nguội bớt.
Bước 2: Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, dùng dao bằm nhỏ hoặc dùng bào để bào nhỏ.
Bước 3: Phần nước luộc cá mẹ cho vào cháo đã nấu sẵn, tiếp đến cho cà rốt đã bằm nhỏ vào đun cho chín cà rốt.
Bước 4: Cá lóc mẹ gỡ xương, bỏ da. Có thể dùng tay làm tơi phần thịt cá. Cho thịt cà vào nồi cháo, đun sôi 1- 2 phút thì tắt bếp. Thêm 1 thìa dầu ăn cho bé vào cháo rồi khuấy đều.
3. Súp thịt bò bí đỏ
Từ thịt bò, mẹ có thể chế biến thành nhiều món cháo ăn dặm thịt bò cho bé từ 7 tháng tuổi.
Nguyên liệu:
- Thịt bò
- Bí đỏ
- Hành tây
- Bơ/ dầu ăn
- Nước dùng xương
Cách làm:
Bước 1: Thịt bò, bí đỏ mẹ đem rửa sạch rồi xay nhỏ.
Bước 2: Xào thơm hành bằng bơ hoặc dầu ăn sau đó cho thịt bò rồi bí đỏ vào xào tiếp.
Bước 3: Đổ nước hầm xương xấp xấp rồi đậy vung cho bí nhừ.
Bước 4: Dùng thìa đánh nhuyễn hoặc dùng máy xay xay nhuyễn hỗn hợp.
Bước 5: Súp được, mẹ cho ra bát đợi nguội bớt rồi cho bé dùng.
4. Cháo thịt heo cải ngọt
Nguyên liệu:
- Cháo trắng
- Cải ngọt
- Thịt nạc heo
- Dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Mẹ chọn mua thịt nạc heo, rửa sạch, bằm nhỏ hoặc xay nhuyễn.
Bước 2: Rau cải ngọt mẹ cũng đem rửa sạch, để ráo nước rồi băm nhỏ.
Bước 3: Cho cháo vào nồi nấu sôi. Tiếp đến mẹ cho phần thịt heo vào, khuấy đều. Chờ cháo sôi lên, mẹ cho tiếp rau cải vào, đảo đều. Mẹ gia giảm thêm nước cho phù hợp với chế độ ăn của bé. Chờ cháo sôi thêm 2-3 phút nữa thì tắt bếp rồi cho chút dầu ăn vào khuấy đều.
5. Cháo thịt heo, nấm rơm
Nguyên liệu:
- Thịt heo
- Cháo trắng
- Nấm rơm
Cách làm:
Bước 1: Thịt heo, nấm rơm rửa sạch, bằm nhỏ.
Bước 2: Cho cháo vào nồi đun sôi, cho phần thịt heo vào, khuấy đều. Cháo sôi lại, mẹ cho tiếp nấm rơm vào, khuấy đều.
Bước 3: Chờ cháo sôi thêm 3 phút nữa mẹ tắt bếp, cho thêm 1 thìa dầu ăn cho bé, khuấy đều cháo.
Bước 4: Múc cháo ra bát cho nguội bớt rồi cho bé thưởng thức.
Trên đây là những gợi ý về thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi của Viện Dinh Dưỡng. Ở độ tuổi này, bé cần thêm nhiều năng lượng hơn cho các hoạt động. Mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để bé phát triển tốt.
Nguồn bài viết: Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi của Viện Dinh Dưỡng
source https://sakuravietnam.com.vn/thuc-don-an-dam-cho-be-8-thang-tuoi-cua-vien-dinh-duong/
Nhận xét
Đăng nhận xét