Thực đơn ăn dặm cho bé bắt đầu ăn dặm

Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ cần chú ý tới những biểu hiện của bé để biết được bé đã sẵn sàng với việc ăn dặm. Việc lên thực đơn ăn dặm cho bé tập ăn dặm lúc này cũng cần thiết giúp bé có những khởi đầu tốt. Vậy xây dựng thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm thế nào chuẩn, vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa phù hợp với độ tuổi của bé?

Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm

Sự phát triển của cơ thể trẻ theo từng giai đoạn khác nhau do đó nhu cầu cũng như sinh lý về tiêu hóa cũng khác nhau. Khi các mẹ quyết định cho bé ăn dặm, ăn tinh bột thì mẹ phải đảm bảo hệ tiêu hóa của bé đã trưởng thành cũng như thức ăn chúng ta đưa vào phải phù hợp với nhu cầu của bé.

Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm
Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm

Lựa chọn đúng thởi điển để bắt đầu cho bé ăn dặm là vô cùng quan trọng vì:

  • Nếu các mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa sẵn sàng để tiêu hóa tinh bột, dẫn đến nguy cơ đầy hơi, khó tiêu, kém bú dẫn đến suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, nhiều bé trước 6 tháng tuổi chưa ngồi vững thì việc ăn dặm sớm cũng làm tăng nguy cơ hóc sặc, rất nguy hiểm cho bé.
  • Còn nếu cho bé ăn dặm muộn thì bé sẽ khó làm quen với thực phẩm mới dẫn đến kén ăn hơn.

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, thời điểm thích hợp để bé bắt đầu ăn dặm là từ 6 tháng tuổi và vẫn duy trì sữa mẹ càng lâu càng tốt.

Sự phát triển của bé khi bắt đầu ăn dặm

Khi bé đã được 5 – 6 tháng tuổi, đây là thời điểm thích hợp để bé bắt đầu ăn dặm, tuy nhiên, mẹ cần chú ý đến những biểu hiện để thấy được bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm.

– Biểu hiện đầu tiên là khi bé đã cứng cổ tức là cổ của bé đã đứng và có thể quay đi quay lại được, bé có phản ứng quay đi hay lắc đầu.

– Bé ngồi được khi có sự hỗ trợ: bé có thể ngồi trước lòng mình khi ăn hoặc có thể ngồi ghế ăn

– Phản ứng thè lưỡi để đẩy đồ ăn, phản ứng khi bé bú sữa mẹ đã giảm bớt hoặc hết đi và lúc này bé có thể tiếp nhận đồ ăn khi mẹ đút.

– Bé hứng thú, vui vẻ với việc ăn dặm. Khi mẹ đút đồ ăn cho bé, bé há miệng và tiếp nhận hay với tay với chân thể hiện sự thích thú của mình với đồ ăn.

– Ở thời điểm bắt đầu ăn dặm, lúc này cân nặng của bé đã gấp đôi với số cân nặng khi sinh ra và được khoảng 6 cân.

Lưu ý khi cho bé bắt đầu ăn dặm

– Cũng giống như những thay đổi khác đến với bé, việc ăn dặm nên được thực hiện từ từ. Sữa mẹ hay sữa bột vẫn nên được duy trì và là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính của bé.

– Giai đoạn bắt đầu tập ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn với một lượng ít, dạng lỏng để bé dễ làm quen.

– Đa dạng hóa các thực phẩm rau củ quả để biết được khẩu vị của bé.

– Trong quá trình ăn, mẹ nên quan sát phản ứng của bé để nhận biết cá dấu hiệu lạ.

– Ở giai đoạn bắt đầu tập ăn dặm, mẹ không nên cho bé ăn các thực phẩm như cá, tôm, cua… vì đây là những thực phẩm dễ gây ra dị ứng. Hãy bắt đầu khi bé đã quen với ăn dặm.

– Thời điểm này, mẹ không nên cho bất cứ gia vị gì vào đồ ăn dặm của bé vì trong rau củ đã chứa lượng cần thiết cho cơ thể bé.

– Mẹ không nên ép các bé ăn khi các bé không thích. Hãy cho bé có thời gian để làm quen và mẹ có thể thử lại cho bé sau khoảng 3-5 ngày.

Thực đơn cho bé tập ăn dặm 6 tháng tuổi

Bé bắt đầu ăn dặm thế nào đúng cách?
Bé 6 tháng tập ăn dặm thế nào đúng cách?

Tuần thứ nhất: Cháo trắng tỉ lệ 1:10

Để nấu cháo trắng cho bé tập ăn dặm 6 tháng tuổi, mẹ có thể tham khảo cách sau:

  • Mẹ dùng 1 thìa gạo nấu cùng 10 thìa nước. Do lượng nấu rất ít nên mẹ có thể cho gạo vào bát, đặt vào nồi cơm điện khi nấu cơm cho cả nhà sẽ nhanh hơn.
  • Cháo chín, mẹ đem ra rây thật nhuyễn. Với bé mới tập ăn dặm, ban đầu mẹ nên cho bé ăn khoảng 5-10ml để bé làm quen với thực phẩm mới.

Tuần thứ hai: Cháo trắng + rau củ, quả

Bước sang tuần này, mẹ có thể cho bé làm quen với các loại củ tốt cho bé ăn dặm như cà rốt, bí đỏ, hay các loại quả như táo, lê…

  • Củ quả mẹ cần hấp chín, nghiền nhuyễn mịn cho bé ăn với lượng khoảng 5ml
  • Mẹ nên cho bé ăn cháo rây và củ quả nghiền riêng để bé cảm nhận được từng vị của thực phẩm.

Tuần thứ ba: Cháo trộn củ quả

Gợi ý một vài món ăn dặm cho bé:

1. Cháo cà rốt

Cháo cà rốt

Nguyên liệu:

  • Cà rốt: 20g
  • Cháo trắng

Cách làm:

Bước 1: Cà rốt sau khi rửa sạch mẹ đem cắt nhỏ, hấp chín. Dùng rây nghiền nhuyễn mịn cà rốt.

Bước 2: Cháo trắng rây mịn, trộn chung với cà rốt nghiền là mẹ có thể cho bé dùng. Nếu mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy thì mẹ nên để riêng cháo trắng và cà rốt nghiền, không trộn lỗn giống như phương pháp ăn dặm truyền thống.

2. Cháo cà chua

Cháo cà chua

Nguyên liệu:

  • Cà chua
  • Cháo trắng

Cách làm:

Bước 1: Cà chua rửa sạch, luộc qua, bóc vỏ, bỏ hạt. Thái nhỏ cà chua sau đó đem hấp chín. Cà chua chín, mẹ dùng rây nhuyễn.

Bước 2: Lấy 1 thìa canh cháo trắng đem rây mịn. Trộn đều hỗn hợp cà chua rây nhuyễn và cho bé ăn.

3. Bột khoai lang và táo

Để làm món bột khoai lang táo cho bé tập ăn dặm. Mẹ có thể tham khảo các bước hướng dẫn dưới đây:

Cháo khoai lang và táo

Nguyên liệu:

  • Khoai lang
  • Táo

Cách làm:

Bước 1: Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín, nghiền nhuyễn.

Bước 2: Táo gọt vỏ, thái nhỏ ép lấy nước.

Bước 3: Trộn đều khoai lang với nước ép táo cho độ lỏng vừa đủ tạo thành hỗ hợp sánh sệt cho bé.

4. Cháo bí đỏ

Cháo bí đỏ cho bé tập ăn dặm

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng
  • Bí đỏ

Cách làm:

Bước 1: Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ đem hấp chín nhừ. Dùng rây nghiền cho thật nhuyễn mịn.

Bước 2: Cháo trắng nghiền qua rây cho mịn.

Bước 3: Trộn đều hỗn hợp bí đỏ và cháo cho sền sệt cho bé ăn.

Ngoài món cháo bí đỏ cho bé ăn dặm, mẹ có thể tham khảo thêm 7 thực đơn ăn dặm từ bí đỏ cho bé 6 tháng tuổi, giúp đa dạng thực đơn dinh dưỡng cho bé.

Tuần thứ 4: Mẹ có thể bổ sung đạm cho bé từ thịt, cá kết hợp cùng các loại rau xanh.

Gợi ý một vài món ăn dặm cho bé:

1. Cháo thịt lợn rau ngót

Cháo thịt lợn rau ngót

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng: 30ml
  • Rau ngót: 30g
  • Thịt lợn: 15g

Cách làm:

Bước 1: Rau ngót tuốt lấy lá, rửa sạch, để cho ráo nước. Băm nhỏ hoặc dùng máy xay nhuyễn.

Bước 2: Thịt lợn rửa sạch, thái nhỏ rồi đem xay nhuyễn. Đun thịt cho chín.

Bước 3: Cho cháo đã nấu sẵn vào nồi, tiếp đến cho thịt lợn rồi rau ngót. Khuấy đều cháo, đun cho các nguyên liệu chín. Mẹ gia giảm thêm nước để điều chỉnh độ lỏng cho cháo.

Bước 4: Cháo chín, mẹ cho thêm 3ml dầu ăn cho bé. Khuấy đều, múc cháo ra bát cho nguội bớt rồi cho bé ăn.

2. Cháo thịt bò

Nguyên liệu:

  • Thịt bò: 15g
  • Cháo trắng: 40ml

Cách làm:

Bước 1: Thịt bò rửa sạch, cắt nhỏ, đem xay nhuyễn. Đun thịt cho chín.

Bước 2: Cháo mẹ bỏ vào nồi, đun cùng thịt bò cho nóng. Cháo được, mẹ tắt bếp, cho thêm một vài giọt dầu ăn cho bé rồi khuấy đểu.

Bước 3: Múc cháo ra bát cho guội bớt rồi cho bé ăn.

Ngoài cháo thịt bò, mẹ có thể kết hợp thịt bò với các loại rau, củ tạo thành món cháo thịt bò cho bé ăn dặm thơm, ngon và giàu dinh dưỡng.

3. Cháo trứng gà

Cháo trứng gà

Nguyên liệu:

  • 2/3 lòng đỏ trứng gà
  • Cháo trắng

Cách làm:

Bước 1: Mẹ cho cháo vào nồi đun nóng. Đánh tan lòng đỏ trứng rồi bỏ vào cháo, khuấy đều. Cháo chín, mẹ thêm một chút dầu ăn cho bé.

Bước 2: Múc cháo ra bát và cho bé ăn khi còn ấm.

Vậy là mẹ đã cùng blog ăn dặm tìm hiểu về sự phát triển của bé khi bắt đầu ăn dặm, những lưu ý khi cho bé tập ăn dặm cùng gợi ý thực đơn dinh dưỡng tiêu chuẩn cho bé bắt đầu ăn dặm. Mong rằng những thông tin chia sẻ này sẽ giúp ích được cho các mẹ trong suốt hành trình ăn dặm của bé. Chúc mẹ thành công!

Nguồn bài viết: Thực đơn ăn dặm cho bé bắt đầu ăn dặm



source https://sakuravietnam.com.vn/thuc-don-an-dam-cho-be-bat-dau-an-dam/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn cách bôi kem dưỡng da ban ngày không phải ai cũng biết

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi của Viện Dinh Dưỡng