Gợi ý 15+ thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé từ 7 tháng tuổi
Mỗi phương pháp ăn dặm sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Mặc dù không còn quá phổ biến như trước đây nhưng phương pháp ăn dặm truyền thống vẫn được nhiều mẹ Việt Nam lựa chọn áp dụng cho con yêu. Nội dung bài chia sẻ hôm nay, các mẹ hãy cùng blog tìm hiểu 15+ thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống cho bé từ 7 tháng tuổi, chắc chắn sẽ là những gợi ý tuyệt vời cho bé.
Tìm hiểu về sự phát triển của bé 7 tháng tuổi
Để có thể xây dựng một thực đơn ăn dặm truyền thống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng cho bé thì mẹ cần hiểu rõ về sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi về chiều cao, cân nặng, trẻ 7 tháng tuổi biết làm những gì cùng với đó là chế độ dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi.
1. Bé 7 tháng tuổi biết làm những gì?
Nhiều bé, khi được 7 tháng tuổi đã biết ngồi tuy nhiên cũng có bé chưa thế ngồi vững được. Khi đó chắc chắn mẹ sẽ thắc mắc không biết rằng trẻ 7 tháng tuổi biết làm những gì, có thể làm những gì. Và câu trả lời ở ngay dưới.
1.1. Khả năng vận động thô
Sự phát triển của các bé 7 tháng tuổi sẽ bao gồm những kỹ năng sau:
- Bé bắt đầu có thể tự ngồi được và khả năng ngồi vững ngày càng tốt hơn.
- Bé bắt đầu tập bò thành thạo.
- Bé có thể vịn vào thành chắc chắn để đứng dậy.
1.2. Khả năng vận động tinh
Ngoài những vận động thô trên, bé trong độ tuổi 7 – 9 tháng tuổi còn có thể thực hiện được một số động tác linh hoạt hơn như:
- Cầm 2 vật rồi đập chúng vào nhau.
- Cầm 1 vật và chuyển vật đó từ tay này sang tay kia.
- Bé có thể sử dụng một ngón tay để nhặt đồ vật lên.
1.3. Sự phát trển về ngôn ngữ
Về ngôn ngữ, trẻ 7 tháng tuổi sẽ có những sự thay đổi về tiếng nói với một số biểu hiện như:
- Bé sẽ quay đầu về phía có tiếng gọi hoặc cuộc trò chuyện
- Bé bắp đầu bập bẹ phát ra những âm thanh đơn giản như tiếng gọi bà, cha, ba, măm măm…
1.4. Cá nhân – xã hội
Đối với nhóm cá nhân, xã hội, bé có thể làm được một số hanh động như:
- Bé đã có thể tự ăn bánh được
- Bé cảm thấy thích thú với trò chơi ú òa với người thân.
- Bé bắt đầu biết vươn người tới lấy những đồ vật, những món đồ chơi nằm ngoài nầm với của bé.
- Khi được gợi ý, bé sẽ biết hoan hô hoặc vỗ tay.
1.5. Sự phát triển về nhận thức
Về sự thay đổi trong nhận thức, sự phát triển hệ thần kinh của bé 7 – 9 tháng tuổi sẽ là:
- Khi được gọi tên, bé sẽ phản ứng lại với điều đó.
- Bé sẽ có phản ứng né mặt, tránh mặt khi muốn từ chối một thứ gì đó, chẳng hạn như việc né ăn.
- Bé sẽ lấy tay che mặt lại khi được rửa mặt.
Đó là những thay đổi, sự phát triển của bé 7 tháng tuổi so với trước. Vậy đối với các bé 7 tháng tuổi có sự thay đổi gì về nhu cầu dinh dưỡng không?
2. Chế độ dinh dưỡng của trẻ 7 tháng tuổi
Đối với trẻ 7 tháng tuổi, bé đã dần quan với quá trình ăn dặm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu muốn bé phát triển một cách toàn diện. Các mẹ có thể tham khảo khẩu phần ăn cho bé 7 tháng tuổi dưới đây:
- Bổ sung sữa: Mẹ cần bổ sung khoảng 500ml sữa/ngày. Nếu đủ điều kiện thì mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn. Còn trong trường hợp mẹ phải ra ngoài hoặc không đủ sữa thì có thể cho bé sử dụng sữa công thức.
- Cho bé ăn bột: Mẹ cần cho bé ăn 3 bữa bột ăn dặm mỗi ngày. Mỗi bữa ăn bao gồm: 20g bột gạo + 20g thịt (Cá, tôm, trứng…). Mẹ nên bổ sung thêm rau xanh và dầu ăn tốt cho bé (olive, dầu cá hồi, dầu óc chó…) cho bé.
- Cho bé ăn sữa chua: Ngoài các bữa ăn chính với bột ăn dặm, cháo ăn dặm. Mẹ có thể cho bé ăn thêm bữa phụ với sữa chua (50g mỗi ngày) sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé phát triển tốt hơn. Lưu ý: Nên dùng sau bữa chính ít nhất 30 phút.
- Phô mai: Với phô mai, mẹ có thể cho vào cháo ăn dặm và nếu bé không thích thì nên ngừng sử dụng, không cần phải ép bé ăn.
Đặc biệt, mẹ cũng cần chú ý tới nhgoms thực phẩm có thể gây dị ứng cho bé như hải sản, thịt bò, sữa. Nên cho bé ăn dặm từ từ, chuyển dần từ ăn xay nhuyễn sang dạng lợn cợn để bé phát triển kỹ năng nhai. Sau 9 tháng tuổi bé ăn sẽ không bị ói nữa.
15+ thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng tuổi
Để giúp các mẹ đơn giản hơn trong việc xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng tuổi. Blog ăn dặm Sakuravietnam sẽ gợi ý cho các mẹ 15 thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé ngay dưới đây.
>>> Xem thêm:
- Gợi ý 5 món cháo cá hồi cho bé ăn dặm rất giàu dinh dưỡng
- Gợi ý 5 món cháo thịt bò cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng
- Gợi ý 6 món cháo cá lóc cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm
- Cách nấu cháo tôm cho bé 6 – 7 tháng tuổi giàu dinh dưỡng
1. Thực đơn 1
- Cháo cá hồi bí đỏ súp lơ và hạt đậu lăng đỏ
2. Thực đơn 2
- Cháo thịt bò, gừng, cà rốt, súp lơ xanh và đậu gà
3. Thực đơn 3
- Cháo cá quả, đậu hà lan, cà chua chery và măng tây
4. Thực đơn 4
- Cháo lươn đồng kết hợp với bí ngòi, ngô ngọt và hạt đậu lăng xanh
5. Thực đơn 5
- Cháo tôm sú, khoai tây và đậu hà lan
6. Thực đơn 6
- Cháo cá hồi, khoai tây, rau hồng tơi và hạt Quinoa
7. Thực đơn 7
- Cháo cá quả, thì là rau cải xanh và lăng đỏ
8. Thực đơn 8
- Cháo tôm sú, koai lang, bí ngòi và lăng đỏ
9. Thực đơn 9
- Cháo lươn đồng khoai làn kết hợp rau ngót và hạt Quinoa
10. Thực đơn 10
- Cháo cá quả, bí đao kết hợp rau dền và lăng xanh
11. Thực đơn 11
- Cháo thịt bò, đậu Hà Lan và măng tây
12. Thực đơn 12
- Cháo tôm sú, hạt kê, ngô bao tử và rau dền
13. Thực đơn 13
- Cháo chim bồ câu, hạt sen, cà rốt và khoai tây
14. Thực đơn 14
- Cháo cá quả, khoai lang, cải cúc và hạt Quinoa
15. Thực đơn 15
- Cháo ức gà, đậu hà lan, rau ngót và susu
16. Thực đơn 16
- Cháo chim bồ câu, bí đỏ, hạt sen và rau mùi
Vâyh là mẹ đã cùng Blog tìm hiểu về sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi cùng 16 thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống cho bé từ 7 tháng tuổi. Mong rằng những kiến thức chia sẻ này sẽ giúp ích được các mẹ trong suốt hành trình nuôi con khoẻ mạnh.
CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM:
Nguồn bài viết: Gợi ý 15+ thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé từ 7 tháng tuổi
source https://sakuravietnam.com.vn/goi-y-15-thuc-don-an-dam-truyen-thong-cho-be-tu-7-thang-tuoi/
Nhận xét
Đăng nhận xét